Những năm cuối của thế kỷ trước, khi mà hệ thống bưu chính viễn thông của nước ta còn nghèo nàn lạc hậu nên bưu điện chưa có cơ hội để củng cố và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển không ngừng của ngành bưu chính viễn thông, thì bưu điện đã có những bước ngoặt lớn với mật độ phủ sóng trên toàn quốc. Tuy nhiên, bạn đã thực sự biết và hiểu bưu điện là gì chưa? hãy cùng theo dõi bài viết để có cái nhìn sâu sắc hơn về bưu điện nhé!
Bưu điện là gì?
Bưu điện là một cơ sở được ủy quyền bởi một hệ thống bưu chính, có chức năng cung cấp các dịch vụ như: gửi bưu kiện, tiếp nhận, phân loại, xử lý, truyền tải hoặc cung cấp các thư từ, bưu phẩm.
Ngoài ra bưu điện còn cung cấp các dịch vụ có liên quan khác như: hộp thư, bưu chính và chuyển phát hàng hóa. Không chỉ vậy mà một số bưu cục còn cung cấp các dịch vụ phi bưu chính như: cấp hộ chiếu và các giấy tờ khác của chính phủ, cho thuê xe mua hàng, chuyển tiền và các giao dịch, dịch vụ ngân hàng khác nữa.
Lịch sử phát triển của ngành bưu điện
Lịch sử phát triển và hình thành của Tổng công ty bưu điện Việt Nam đã gắn bó với lịch sử của ngành bưu điện Việt Nam và các cuộc cách mạng bảo vệ tổ quốc, dân tộc hào hùng của Việt Nam xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Dù là trong chiến tranh hay khi đã hòa bình thì đội ngũ lao động luôn thể hiện một lòng trung thành với tổ quốc, với Đảng, với nhân dân. Họ đã dũng cảm chiến đấu với kẻ thù xâm lược, vượt qua biết bao nhiêu tai ương, khó khăn thử thách để góp công sức của mình vào công cuộc giành lại độc lập dân tộc.
Từ cuối thế kỷ 19 đến trước tháng 8/1945 thì hệ thống thông tin liên lạc của nước ta đều do người pháp quản lý. Tên gọi “bưu điện” cũng xuất hiện vào thời kỳ này, đó là khi có những người phu chạy bộ đi đưa thư và những nhà dây thép đầu tiên ra đời.
Đến ngày 3/2/1930 Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, thì hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho cách mạng lúc này vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu và phải hoạt động trong bí mật.
Tháng 5/1941 thfi Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 cũng đã khẳng định “Việc liên lạc là một việc quan trọng nhất trong công tác cách mạng, vì chính nó quyết định đến sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi”.
Cho đến năm 1980 thì theo nguyện vọng của Ban cán sự Đảng, tổng cục bưu điện đã quyết định lấy ngày 15/8 hằng năm sẽ là ngày truyền thống của ngành bưu điện.
Trải qua bao năm tháng Đảng Cộng Sản Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dũng cảm đứng lên giành lại độc lập và nâng đỡ sự phát triển của ngành bưu điện.
Tiếp tục kế thừa, phát huy trong thời kỳ đổi mới và phát triển ngành bưu điện đã không ngừng nỗ lực để khắc phục những hạn chế, khó khăn và từng bước thu về những thành tựu.
Năm 2008, theo quyết định của Chính phủ và Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin Truyền thông) thì Bưu chính đã tách ra và hình thành nên Tổng công ty Bưu chính Việt Nam đây là doanh nghiệp độc lập thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Năm 2013, thực hiện quyết định 1746/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quyền đại diện chủ sở hữu tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam sẽ chuyển về Bộ Thông tin và Truyền thông, quyết định đổi tên thành Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.
Sau gần 7 năm hoạt động một cách độc lập, đặc biệt là sau gần 2 năm tách hoàn toàn khỏi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Thì Bưu điện Việt Nam đã đạt được những kết quả tốt. Những kết quả đó là sự kế thừa và phát huy xứng đáng lịch sử và truyền thống 69 năm của các thế hệ ngành Bưu điện Việt Nam.
Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của Internet, thì hệ thống mạng đã thay thế một phần đáng kể các chức năng của bưu điện.Các thư từ, bưu phẩm trong bưu điện được xử lý để giao đến tay người nhận với yêu cầu là không làm lộ thông tin bên trong.
Tùy vào thứ tự cấp, mà bưu điện mỗi cấp sẽ thực hiện những nhiệm vụ cũng như quyền hạn khác nhau.
Ngoài ra, hiện nay còn có một loại đơn vị tổ chức nhỏ hơn bưu điện đó là bưu cục, cũng với chức năng tương tự gần giống như bưu điện nhưng nó sẽ bị giới hạn về chức năng một chút. Thông thường bưu cục là đơn vị chủ yếu thực hiện việc tiếp nhận thu và phát đơn hàng là chủ yếu.
Sự khác biệt giữa bưu điện và bưu cục
So sánh bưu điện và bưu cục
Tiêu chí | Bưu điện | Bưu cục |
|
Bưu điện là một cơ sở được ủy quyền bởi một hệ thống bưu chính, có chức năng cung cấp các dịch vụ như: gửi bưu kiện, tiếp nhận, phân loại, xử lý, truyền tải hoặc cung cấp các thư từ, bưu phẩm. | Bưu cục là một đơn vị có tổ chức và quy mô nhỏ hơn bưu điện. Thường sẽ là nơi tiếp nhận, phân phát các đơn hàng phát sinh chủ yếu là các sàn thương mại điện tử (Online). |
|
Quy mô rộng hơn bưu cục. Có rất nhiều các bưu cục con. | Bé hơn so với bưu điện |
|
Cung cấp các dịch vụ:
|
Tiếp nhận vận chuyển, điều phối các đơn hàng phát sinh trên các sàn thương mại điện tử như: Lazada, Tiki, Shopee, Sendo,… |
>> Xem thêm:
Trong phong thủy tử vi Diên Niên là gì? Và có ý nghĩa như thế nào?
Như vậy, với chức năng nhiệm vụ và mạng lưới phủ sóng rộng khắp hiện nay của ngành bưu điện thì chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của ngành bưu điện. Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn sẽ có cái nhìn sâu sắc về ngành bưu điện và hiểu được bưu điện là gì?
You may also like
-
Nên mua laptop Asus ở đâu? Các loại máy tính Asus phổ biến tại Clickbuy
-
Bệnh ngoài da là gì? Nhận biết 15 bệnh ngoài da thường gặp
-
20 địa điểm đi phượt gần Hà Nội siêu mê cho các tín đồ yêu thích du lịch
-
Cách xử lý nước ăn chân tay tại nhà hiệu quả nhất
-
Săn mây Tà Xùa – Biển mây đẹp nhất núi rừng Tây Bắc