Tổng vệ sinh sau xây dựng là công việc loại bỏ các vết bẩn như vết sơn, hóa chất, các chất thải xây dựng,…để giúp công trình được hoàn thiện, sạch đẹp làm hài lòng chủ sở hữu.
Tuy nhiên, tổng vệ sinh sau xây dựng cũng là một công việc không hề đơn giản vì không chỉ có nhiều hỗn hợp chất bẩn khác nhau mà người thực hiện còn phải loại bỏ các mùi hôi khó chịu như mùi sơn. Do đó người thực hiện phải có kế hoạch dọn dẹp khoa học. Và để hiểu hơn về vấn đề này thì bạn hãy cùng chúng tôi đi vào bài viết dưới đây nhé.
|| Tham khảo: Quy trình vệ sinh nhà xưởng nhanh và sạch nhất
Vì sao cần vệ sinh sau khi xây dựng?
Sau khi kết thúc quá trình xây dựng, công trình thường sẽ còn lại rất nhiều hỗn hợp chất thải xây dựng như vỏ bao xi măng, vỏ thùng sơn, xi măng thừa, sơn thừa, bụi bẩn,… bám lên nhiều khu vực khác nhau như sàn nhà, cửa kính,… rất mất mỹ quan, chưa kể các mùi hôi khó chịu. Do đó cần có công việc vệ sinh để loại bỏ các chất bẩn, khử mùi để đem lại một công trình sạch đẹp hoàn mỹ làm hài lòng khách hàng.

Các bước vệ sinh công trình sau xây dựng
Tổng vệ sinh công trình sau xây dựng tưởng chừng là công việc rất khó khăn và tốn nhiều công sức nhưng nếu có kế hoạch thực hiện rõ ràng thì sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ và nhân lực cho quá trình tổng vệ sinh
Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị nhân lực, tùy thuộc vào quy mô công trình mà cân nhắc số nhân viên vệ sinh phù hợp. Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ như xô, chổi quét, các thiết bị máy móc vệ sinh như máy hút bụi, máy chà sàn, máy quét rác, hóa chất vệ sinh chuyên dụng,…
Bước 2: Vệ sinh sơ bộ công trình
Vệ sinh sơ bộ là thu dọn rác thải của công trình và sử dụng máy hút bụi công nghiệp hoặc chổi để thu gom các chất thải xây dựng rồi đổ đi nước khác. Thu dọn rác thải của công trình như: gỗ, gạch, thùng sơn sau khi sử dụng, xi măng thừa, rác thải…. đóng vào bao tải, thùng giấy tập kết vào nơi quy định tại công trình theo cầu của chủ công trình. Tiếp theo là việc pha hóa chất theo đúng tỉ lệ theo như hướng dẫn của nhà sản xuất để ứng dụng vào các khu vực khó làm sạch bằng nước.
Bước 3: Làm sạch các thiết bị trong công trình
Nhiều công trình thường có nhiều hạng mục như đèn chiếu sáng, máy chiếu, hệ thống âm thanh,…thì sau khi lắp đặt cũng hay bị vôi vữa, bụi bẩn dính vào. Bạn cần sử dụng khăn sạch để lau chùi cẩn thận, nhưng cần lưu ý tránh nước cho thiết bị để đảm bảo thiết bị không bị ảnh hưởng sau khi vệ sinh.

Bước 4: Làm sạch bề mặt sàn
Trước khi tiến hành vệ sinh sàn nhà, bạn cần di chuyển hết tất cả các máy móc, vật cản ra bên ngoài, sau đó tùy vào thuộc chất liệu sàn nhà mà có biện pháp làm sạch phù hợp. Bạn nên sử dụng các thiết bị như máy chà sàn , máy hút bụi Palada để hỗ trợ công việc nhanh và hiệu quả hơn.
Nếu là bề mặt sàn gỗ, người thực hiện cần thao tác cẩn thận và lựa chọn hóa chất chuyên dụng tránh làm xước sàn gây mất mỹ quan.
Bước 5: Khử mùi hôi khó chịu của công trình
Sau khi xây xong công trình thường bị ám các mùi hôi như mùi sơn, mùi xi măng,… và để loại bỏ chúng, bạn có thể sử dụng các loại hóa chất khử mùi. Bạn còn có thể áp dụng các cách tự nhiên như dùng baking soda rải khắp công trình, hoặc dùng nến thơm cũng là cách khử mùi rất hiệu quả.
Bước 6: Kiểm tra chất lượng công tác vệ sinh
Sau khi tiến hành vệ sinh các khu vực và khử mùi, bạn cần kiểm tra lại toàn bộ công trình, nếu vẫn có chỗ bẩn thì cần khắc phục ngay đến khi đảm bảo đã sạch và hết mùi thì công việc mới kết thúc để đảm bảo làm hài lòng khách hàng.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng đã giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích để tiến hành công việc tổng vệ sinh sau xây dựng một cách hiệu quả. Chúc các bạn thực hiện thành công.