Hóa chất xử lý dùng trong tháp giải nhiệt

Các loại hóa chất xử lý dùng trong tháp giải nhiệt để ức chế ăn mòn

Để kiểm soát tình trạng ăn mòn trong tháp hạ nhiệt nước, nhiều đơn vị đã lựa chọn biện pháp sử dụng hóa chất. Tuy nhiên, phần đông người dùng hiện nay đều không biết nên chọn loại hóa chất xử lý dùng trong tháp giải nhiệt nào tốt để ức chế hiện tượng ăn mòn hiệu quả.

Vì vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ với quý khách một số thông tin cần biết về các loại hóa chất chống ăn mòn tháp hạ nhiệt. Hy vọng nhờ đó quý khách có thể đảm bảo cho thiết bị của doanh nghiệp mình luôn sạch đẹp, bền bỉ cùng thời gian.

Tham khảo thêm ? Hai thương hiệu tháp giải nhiệt được sử dụng phổ biến hiện nay

Ăn mòn gây ra những hệ lụy gì?

Ăn mòn trong tháp hạ nhiệt là sự phá hủy kim loại bên trong hệ thống tuần hoàn nước, khiến các bộ phận trong tháp bị hao mòn và hình thành gỉ sét. Hiện tượng này sẽ làm tắc nghẽn đường ống, van, lọc,… làm giảm khả năng truyền nhiệt và làm chậm tốc độ dòng chảy của nước tuần hoàn. Bên cạnh đó, tình trạng ăn mòn bơm, trục, cánh quạt,… cũng làm hạn chế hoạt động của thiết bị và dẫn tới sự suy giảm về hiệu suất trao đổi nhiệt.

Các loại hóa chất xử lý dùng trong tháp giải nhiệt để chống ăn mòn

Hầu hết các phương pháp kiểm soát ăn mòn hiện nay đều theo nguyên lý là phủ một lớp màng mỏng lên kim loại để ngăn chặn oxy tự do và nước tiếp xúc với kim loại cấu thành tháp giải nhiệt cooling tower. Nhờ đó, các phản ứng ăn mòn đều được kiểm soát hiệu quả. Trong số các phương pháp hạn chế ăn mòn hiện nay thì sử dụng hóa chất được nhiều người lựa chọn nhất vì nó giúp đảm bảo hiệu quả hoạt động của nước làm mát. Một số loại hóa chất xử lý dùng trong tháp giải nhiệt công nghiệp để ức chế ăn mòn là:

Hóa chất xử lý dùng trong tháp giải nhiệt
Hóa chất xử lý dùng trong tháp giải nhiệt

– Cromate: có khả năng ức chế ăn mòn tốt đối với tháp hạ nhiệt nước được làm từ thép. Tuy nhiên, loại hóa chất này có ảnh hưởng khá tiêu cực tới môi trường nên hiện đã bị cấm bởi USEPA (Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ).

– Molybdat: có thể dùng để thay thế cromate với ưu điểm là không độc hại, có khả năng kiểm soát ăn mòn rỗ tốt, phù hợp với hệ thống tuần hoàn kín và môi trường khắc nghiệt. Tuy nhiên, loại hóa chất ức chế ăn mòn này lại có một nhược điểm là chi phí đầu tư khá cao.

– Kẽm: là chất ức chế bổ sung tốt, tuy nhiên ít được sử dụng vì có thể gây hại cho môi trường và nếu chúng ta sử dụng hóa chất này không đúng cách thì còn dễ sinh cáu cặn.

– Polysilicate: là chất kiểm soát ăn mòn thép và nhôm tốt, tuy nhiên cũng ít được sử dụng vì sản xuất khá khó khăn.

– Phosphonat: thường được sử dụng để kiểm soát cáu cặn. Tuy nhiên, chúng cũng hiệu quả ức chế ăn mòn cho thép khi hoạt động ở nước có độ pH trên 7.5 và có hàm lượng canxi trên 50 mg/l.

– Nitrit: là chất ức chế ăn mòn trong tháp giải nhiệt nước, phù hợp sử dụng trong hệ thống tuần hoàn kín do cần nồng độ cao.

Trên đây là một số loại hóa chất xử lý dùng trong tháp giải nhiệt để ức chế hiện tượng cáu cặn, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *