Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng những căn bệnh nước ăn chân tay đem đến khá nhiều bất tiện cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày. Vậy bệnh nước ăn chân tay có biểu hiện như nào? Có thể tự chữa nước ăn chân tay tại nhà không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về căn bệnh da liễu này!
Bạn đã bao giờ bị nước ăn chân tay chưa?
Thông tin về bệnh nước ăn chân tay
Nước ăn chân tay hay còn có tên gọi khác là bệnh nấm da hoặc sâu nước ăn chân tay. Đây là một loại bệnh về da liễu, thường xuất hiện vào mùa mưa lũ, khi độ ẩm tăng cao, kéo dài dẫn đến vi khuẩn sinh sôi, bám vào da gây lở loét.
Bệnh da liễu thường xuất hiện ở chân, sau đó lan nhanh tới tay và bẹn. Khi bị vi trùng tấn công, vùng da xuất hiện tình trạng bong thành mảng, nổi lên các mụn nước. Đôi khi có thể chảy dịch, ngứa ngáy rất khó chịu.
Nguyên nhân và cách nhận biết nước ăn chân tay
Là một căn bệnh khá “phổ thông”, có rất nhiều nguyên nhân gây nước ăn chân tay. Thêm nữa chúng ta có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu khi bệnh. Để xác định xem mình có đang bị nước ăn chân tay hay không, bạn có thể tham khảo một số chia sẻ dưới đây!
Bệnh nước ăn chân tay nguyên nhân do đâu?
Phần lớn nguyên nhân gây nấm tay chân đều xuất phát từ các loại nấm candida, microsporum, albicans và trichophyton. Những loại nấm này thường có sẵn trong các nguồn nước bẩn, chúng có khả năng sinh sôi, phát triển khá nhanh ở trong điều kiện môi trường ẩm ướt. Nếu bị các loại nấm này tấn công, các vùng da sẽ xuất hiện mụn nước và bong tróc.
Vùng da bị nấm xuất hiện mụn nước, da bị bong tróc
Ngoài sự tấn công của các loại nấm gây bệnh, có rất nhiều các yếu tố xúc tác bên ngoài khiến bệnh nấm tay chân trở nên nghiêm trọng và lâu khỏi hơn. Đồng thời chúng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh da liễu này. Cụ thể như:
- Thói quen thường xuyên đi giày hoặc tất ẩm ướt hoặc quá chật.
- Tiếp xúc gián tiếp với các loại vật dụng và đồ vật của người đang bị nước ăn chân tay.
- Có dấu hiệu bị nhiễm trùng da, tạo cơ hội cho nấm và vi khuẩn xâm nhập.
- Tiếp xúc với nguồn nước bẩn trong thời gian dài và không có các biện pháp bảo vệ.
Dấu hiệu của bệnh nước ăn chân tay
Để xác định xem mình có bị nước ăn chân tay hay không, bạn có thể so sánh với một số triệu chứng bệnh như:
- Phần da tay hoặc chân xuất hiện tình trạng mủn trắng.
- Các kẽ tay, chân bị nứt đỏ, chảy máu hoặc chảy dịch.
- Có các mụn nước li ti tại tay hoặc chân.
- Khu vực da bị nước ăn chân tay chuyển màu đỏ hoặc hồng, khác với vùng da bình thường.
- Có cảm giác ngứa, khó chịu gãi nhiều có thể chảy máu.
Cảm giác ngứa ngáy rất khó chịu
Cách xử lý nước ăn chân tay tại nhà
Bệnh nước ăn chân tay không nguy hiểm, chúng ta hoàn toàn có thể tự chữa khỏi tại nhà nếu biết cách. Cách chữa bệnh nước ăn chân tay khá đơn giản, bạn có thể sử dụng thuốc hoặc các bài thuốc dân gian. Chi tiết cách điều trị sẽ được chia sẻ chi tiết dưới đây!
Sử dụng thuốc bôi nước ăn chân tay
Cách hiệu quả nhất để điều trị nấm tay chân là thăm khám bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc theo đúng tình trạng bệnh. Thông thường loại bệnh này sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc bôi kháng nấm như: Ketoconazole, thuốc nhóm Allylamine, Clotrimazole hay Econazole. Công dụng của nó giúp tiêu diệt vi khuẩn, chống bội nhiễm tại vùng da bôi thuốc. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh.
Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh nhân bị nấm toàn thân với các vết nứt rộng cần kết hợp đồng thời thuốc bôi và thuốc uống. Đó có thể là các loại dược phẩm thuộc nhóm Griseofulvin hoặc Azole. Tuy nhiên nó không phù hợp với các bệnh nhân có vấn đề về thận, gan hoặc khả năng đào thải kém. Do vậy nếu bị bệnh nước ăn chân tay ở mức độ nghiêm trọng, bạn nên đến thăm khám bác sĩ để được chữa trị dứt điểm.
Dùng thuốc bôi điều trị nước ăn tay chân
Các biện pháp dân gian
Nếu không muốn sử dụng thuốc, bạn cũng có thể áp dụng các bài thuốc dân gian để điều trị dứt điểm tình trạng nước ăn tay chân.
- Sử dụng lá trà khô
Dùng lá trà khô là một cách chữa nước ăn chân tay vô cùng hiệu quả. Cách làm đặc biệt đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch và lau khô tay chân sau đó dùng lá chè khô đập dập đắp lên vùng da bị bệnh. Lúc mới đắp lên có thể sẽ cảm thấy xót, tuy nhiên chè khô sẽ giúp diệt vi khuẩn nấm. Hãy kiên trì thực hiện để có kết quả nhanh nhất nhé!
- Sử dụng phèn chua
Ngâm tay, chân vào nước ấm có pha một chút phèn chua trong khoảng 5 đến 10 phút. Sau khi đủ thời gian ngâm thì lau khô tay chân và kiêng nước đến hết ngày hôm sau. Phèn chua được sử dụng với công dụng giảm ngứa, tiêu diệt vi khuẩn. Thực hiện đúng hướng dẫn, các khu vực bị nấm trên tay và chân sẽ được chữa khỏi nhanh chóng.
Ngâm chân với nước phèn chua
- Dùng lá trầu không
Trong trầu không có chứa Tanin, Eugenol, Chavicol, Carvacrol,… với công dụng diệt khuẩn và kháng viêm. Vì vậy lá trầu không thường ông bà ta sử dụng hiệu quả với các vết loét do nước ăn chân.
Đối với lá trầu không, bạn chỉ cần vò nát, cho vào chậu và đổ nước nóng vào ngâm. Khi nước còn ấm thì ngâm chân và tay khoảng vài phút thì lau khô. Áp dụng 3 ngày sẽ thấy các vết nứt dần giảm ngứa và có dấu hiệu se lại.
Tham khảo: Bệnh ngoài da là gì? Nhận biết 15 bệnh ngoài da thường gặp
Làm sao để phòng ngừa bị nước ăn tay chân?
Gây ra nhiều đau đớn cùng bất tiện cho người bệnh trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, nước ăn chân tay mùa mưa là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vậy những ai thường bị căn bệnh này? Làm sao để phòng nước ăn tay chân?
Những ai dễ bị nước ăn tay chân?
Bất kỳ ai đều có thể bị nước ăn chân tay. Trong đó phổ biến nhất vẫn là các đối tượng như:
Tuyệt đối không tiếp xúc với các vùng nước bẩn
- Người nông dân vào vụ mùa thường xuyên phải lội bùn, ruộng.
- Những người làm việc trong các môi trường có nước như: Bơi lội, nhân viên bể bơi, nuôi trồng thủy, hải sản,…
- Người dân sống tại các vùng trũng, thường xuyên bị ngập lụt.
- Người có khả năng giữ vệ sinh kém đặc biệt là vùng tay và chân.
- Dùng chung dép, giày, tất hoặc tắm chung bồn với người bị bệnh cũng có thể bị lây nhiễm.
Một số cách phòng ngừa nước ăn chân tay
Cuối cùng để phòng ngừa bệnh nước ăn chân tay, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Cần hạn chế tiếp xúc với các nguồn nước bẩn. Trong trường hợp buộc phải đi vào vùng nước bẩn nên đi ủng, giày bảo hộ. Đồng thời rửa sạch tay chân bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau đó.
- Không nên đi giày, tất ẩm hoặc quá chật.
Không đi giày, tất ẩm
- Thường xuyên vệ sinh chân, tay nhất là các vị trí kẽ tay chân.
- Không cố gãi các vết ngứa bởi nếu gây rách da vi khuẩn nấm sẽ tấn công dễ và nhanh hơn.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về bệnh nước ăn chân tay cũng như các nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa căn bệnh này. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết có thể đưa đến cho bạn những thông tin tham khảo hữu ích!
You may also like
-
Nên mua laptop Asus ở đâu? Các loại máy tính Asus phổ biến tại Clickbuy
-
Bệnh ngoài da là gì? Nhận biết 15 bệnh ngoài da thường gặp
-
20 địa điểm đi phượt gần Hà Nội siêu mê cho các tín đồ yêu thích du lịch
-
Săn mây Tà Xùa – Biển mây đẹp nhất núi rừng Tây Bắc
-
Săn mây, cưỡi gió – Trải nghiệm thú vị của giới trẻ hiện nay