Cấu tạo máy ra vào lốp

Cấu tạo máy ra vào lốp? Nguyên lý – Lợi ích khi sử dụng

Máy ra vỏ là một trong những thiết bị được sử dụng phổ biến tại các gara sửa chữa bảo dưỡng xe máy, ô tô. Vậy máy ra vào lốp là gì? Nguyên lý và cấu tạo máy ra vào lốp như thế nào? Cần lưu ý điều gì khi sử dụng? Tất cả những thắc mắc này sẽ được mayvesinhmienbac.com.vn trả lời chi tiết, cụ thể trong bài viết dưới đây.

Cấu tạo máy ra vào lốp
Cấu tạo máy ra vào lốp

Máy ra vào lốp là gì?

Máy ra vào lốp hay còn gọi là máy ra vỏ, máy cạy vỏ xe, máy tháo lắp lốp, máy làm lốp,… Đây là thiết bị công nghiệp có tác dụng hỗ trợ người thợ trong quá trình sửa chữa, tháo lắp lốp xe máy, ô tô. Thiết bị này có chức năng tự động tháo nhanh lốp xe, mà còn đảm bảo an toàn, hạn chế sự cố hỏng hóc, cong vênh khung lốp xe. 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng máy tháo vỏ khác nhau. Nên người dùng có thể thoải mái lựa chọn thiết bị phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình.

Lợi ích khi sử dụng thiết bị vào lốp xe 

Ngày nay, máy ra vào lốp được sử dụng phổ biến tại các gara sửa chữa và được coi là “trợ thủ” đắc lực của những người thợ nhờ những lợi ích sau:

Lợi ích khi sử dụng máy ra vào lốp
Máy ra vào vỏ – Hỗ trợ thực hiện việc tháo – lắp lốp đơn giản, dễ dàng hơn
  • Do máy hoạt động trên hệ thống hơi và điện, chuyên dùng để tháo các loại vỏ xe ô tô, xe máy. Điều này giúp đảm bảo an toàn quá trình tháo mở lốp xe, hạn chế tối đa sự hư hại mâm xe, hay trầy xước. 
  • Việc sử dụng máy ra vỏ cũng tăng sự chuyên nghiệp cho gara sửa chữa trong quy trình làm lốp. Đồng thời, điều này cũng giải quyết được nhanh chóng các vấn đề nan giải của người dùng. Đó là vá và thay lốp xe máy, ô tô đắt tiền.
  • Nhờ có máy ra vỏ mà tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức so với phương pháp thủ công. Nhờ vậy mà các gara có thể đáp ứng được nhu cầu sửa chữa ngày càng cao như hiện nay.

Do vậy, việc đầu tư thiết bị ra vào lốp là vô cùng cần thiết. 

Cấu tạo máy ra vào lốp gồm những bộ phận nào?

Máy ra vào lốp có cấu tạo gồm nhiều bộ phận khác nhau. Và dưới đây là 5 bộ phận chính của máy ra vào lốp:

Bộ phận tách mép lốp

"<yoastmark

Bộ phận tách mép lốp được thiết kế nằm ở phía bên phải của máy. Khi lốp được đặt lên mâm quay thì người thợ sẽ điều chỉnh bộ phận tách mép bằng tay. Sao cho chúng được tiếp xúc với mép lốp, đồng thời cách mép trong của vành 1 khoảng cách chuẩn. Bộ phận tách mép lốp sẽ được điều khiển bởi bàn đạp ở phía dưới máy.

Mâm xoay

Mâm xoay
Mâm xoay

Khi mép lốp đã tách ra khỏi vành xe thì lốp sẽ được đặt lên mâm xoay theo chiều ngang. Đồng thời bàn đạp phía dưới máy cũng được kích hoạt các kẹp kẹp lốp từ bên trong lơ via hoặc kẹp bên ngoài của bánh.

Lúc này, chấu kẹp có vai trò giữ chặt và cố định bánh xe trong quá trình thực hiện tách lốp. Bộ phận mâm xoay được điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ.  Hoặc thực hiện ngược lại tùy vào cách sử dụng bàn đạp.

Mỏ vịt

Mỏ vịt máy ra vào lốp
Mỏ vịt máy ra vào lốp

Là bộ phận được làm bằng kim loại hoặc nhựa cứng được thiết kế giống như 1 chiếc mỏ vịt. Trong quá trình lốp được đặt lên bàn xoay và cố định bởi 4 chấu kẹp thì mỏ vịt sẽ được gắn vào bên phải của vành xe. Sau đó, bàn xoay sẽ chuyển động theo chiều kim đồng hồ để thực hiện tách dần lốp ra khỏi lazang. 

Bàn đạp

Bàn đạp được thiết kế nằm ở phía dưới của máy. Mọi hoạt động của bàn đạp đều liên quan trực tiếp tới quá trình tháo lắp lốp. Do vậy, việc vận hành bàn đạp phải là những người thợ có kinh nghiệm hoặc phải có sự hướng dẫn của bộ phận kỹ thuật.

Thường thì máy ra vào lốp sẽ có từ 3 – 4 bàn đạp. Mỗi bàn đạp sẽ có nhiệm vụ điều khiển 1 bộ phận khác nhau. Bộ phận này có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tháo lắp lốp. Do vậy nó thường được gắn thêm chức năng ngắt tự động để hạn chế và giảm thiểu tối đa sai sót có thể gặp phải trong quá trình máy làm việc.

Bàn đạp, bộ phận dẫn khí
Bàn đạp và ống dẫn khí của máy ra vào lốp

Ống khí

Ống khí cũng được điều khiển thông qua bàn đạp. Và nó có chức năng là bơm lốp căng sau khi đã lắp lốp vào thành lazang. Là 1 ống khí nén với 1 bộ chuyển đổi phù hợp qua các van. Không khí sẽ được bơm qua ống và có 1 máy đo áp lực khí để đảm bảo đủ áp lực cho lốp sau khi được lắp vào bánh. Điều này giúp đảm bảo sự an toàn cho người và xe khi lưu thông trên đường.

Máy tháo vỏ xe hoạt động theo nguyên lý nào?

Máy ra vào lốp xe máy, ô tô hoạt động dựa trên hệ thống điện và hơi khí nén. Quy trình ra vào lốp được diễn ra tự động và chỉ cần thực hiện 1 số thao tác. Như điều chỉnh cần trụ, nhấn bàn đạp, bôi xà phòng và 1 số thao tác nâng chỉnh lốp.

Cần lưu ý điều gì khi sử dụng máy ra vào lốp?

Việc nắm rõ cấu tạo máy ra vào lốp sẽ giúp mọi người vận hành đơn giản, trơn tru hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy thì mọi người cần phải lưu ý một số điều sau:

Lưu ý khi sử dụng máy ra vào lốp
Lưu ý khi vận hành máy ra vào vỏ
  • Kết nối máy với nguồn điện ổn định và khi chưa sử dụng thì tránh để chân vào bàn đạp.
  • Khi đang thực hiện quá trình ra lốp thì bạn không được chạm tay vào vị trí đầu tháo. Để tránh sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Ngoài ra, trong quá trình máy ra vào lốp đang vận hành ép lốp thì bàn kẹp nên để ở vị trí đóng. Không đứng sau cần hãm khi máy ra vào lốp đang làm việc hay chuẩn bị hoạt động.
  • Máy ra vỏ sử dụng hơi và điện do đó có nhiều trường hợp máy đã ép lốp thành công vào mâm, nhưng lại không mở ra được. Trường hợp này bạn cần xem xét lại xem lượng hơi có đủ không.
  • Khi thực hiện tháo lốp đang trong quá trình vận hành ép lốp và bàn kẹp thì nên để ở vị trí đóng chứ không được để ở vị trí mở.
  • Đảm bảo các nguồn điện phải được ngắt trước khi tiến hành bảo dưỡng máy.

Trên đây là những chia sẻ về nguyên lý và cấu tạo máy ra vào lốp. Hy vọng sẽ giúp mọi người sử dụng máy ra vào lốp an toàn và hiệu quả hơn. Ngoài ra, nếu cần tư vấn thêm, hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *