Trong chúng ta, chắc hẳn ai cũng từng ngủ nướng. Những câu tự nhủ lòng như: “Ngủ thêm 5 phút nữa thôi”, “Ngủ một xíu nữa rồi dậy cũng kịp mà!”,… vân vân và mây mây. Vậy, ngủ nướng là gì và ngủ nướng có tốt không? Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời cho riêng mình nhé!
Ngủ nướng là gì?
Ngủ nướng bạn có thể hiểu nôm na là việc bạn ngủ dậy muộn và đang cố để ngủ thêm một chút, một chút nữa. Nghĩa là ngủ nhiều hơn so với thời gian quy định hàng ngày.
Ngủ nướng thường xuất hiện vào buổi sáng những ngày trong tuần, vào những ngày nghỉ hoặc là dịp Tết.

Ví dụ, trung bình một ngày bạn ngủ 8 tiếng là khoa học. Và thường mỗi buổi sáng bạn cần thức dậy vào lúc 6h để chuẩn bị cho công việc của mình. Thế nhưng bạn lại ngủ nướng đến 7h30 thì đây chính là ngủ nướng.
Vậy, ngủ nướng tiếng Anh là gì? Ngủ nướng tiếng Anh là sleep in, được phiên âm là /sliːp ɪn/.
Đối với nhiều người, việc ngủ nướng dường như là một thói quen diễn ra hàng ngày. Và câu hỏi đặt ra ở đây là: “Liệu ngủ nướng có tốt không?” Để biết được câu trả lời, xin mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết!

Ngủ nướng có tốt không?
Hiểu rõ ngủ nướng là gì? Ngủ nướng không xấu nhưng cũng không tốt, cụ thể như sau:
Lợi ích của việc ngủ nướng
Theo một nghiên cứu được thực hiện tại phòng thí nghiệm giấc ngủ của trường Đại học Chicago đã chứng minh và cho thấy rằng: Việc ngủ thêm vài giờ đồng hồ có thể giúp con người giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Josiane Broussard – ông là trưởng nhóm nghiên cứu đã thay đổi thời gian ngủ của 19 tình nguyện viên nam khỏe mạnh. Trong giai đoạn đầu, nhóm tình nguyện được ngủ trong vòng 8,5 giờ/đêm trong 4 đêm. Trong 4 đêm giai đoạn tiếp theo, các thành viên của nhóm chỉ được phép ngủ 4,5 giờ/đêm. Sau những đêm thiếu ngủ thì họ có 2 đêm để “ngủ nướng”. Thời gian ngủ bù trung bình của họ là khoảng 9,7 giờ/đêm.
Các nhà nghiên cứu cho thấy, sau 4 đêm thiếu ngủ, độ nhạy insulin đã giảm xuống 23% và nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tăng lên 16%. Tuy nhiên, sau 2 đêm ngủ bù, cả 2 thông số này đã trở lại ở mức bình thường.

Tác hại của việc ngủ nướng
Hiểu rõ ngủ nướng là gì? Những tác hại mang đến bạn đã biết? Bên cạnh lợi ích đã nêu như trên thì ngủ nướng cũng tiềm ẩn một số tác hại như:
Béo phì
Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc ngủ nướng, từ 9-10 giờ mỗi đêm tăng nguy cơ béo phì lên 21%, cho dù bạn có ăn kiêng và tập thể dục đều đặn. Nguyên nhân là do lượng thức ăn và chất dinh dưỡng nạp vào trong cơ thể sẽ tích tụ thành mỡ thừa trong thời gian ngủ, gây nên tình trạng bị thừa cân.

Đau đầu
Một số người thường có biểu hiện bị đau đầu sau khi ngủ nướng. Các nhà nghiên cứu tin rằng điều này chính là do sự tác động của việc ngủ quên lên dây dẫn truyền thần kinh nhất định trong não bộ. Trong đó gồm có serotonin, một chất có khả năng giữ cho đầu óc thăng bằng và thư giãn. Nếu chúng ta ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ bị phá vỡ nhịp sinh học sẽ gây rối loạn giấc ngủ ban đêm. Điều này cũng sẽ dẫn đến đau đầu vào buổi sáng.

Giảm trí nhớ, giảm thính lực
Ngủ dậy muộn gây ảnh hưởng đến đầu óc, khiến cho bạn cảm thấy bị nặng đầu, khó tập trung. Nguyên nhân là do giấc ngủ quá dài khiến cơ thể tiêu hao hết nhiều khí oxy, khiến não bị thiếu dinh dưỡng tạm thời. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ khiến trí nhớ và thính lực của bạn suy giảm.

Bệnh tim
Khi bạn ngủ, nhịp tim, sự co bóp của các cơ tim và sự tuần hoàn máu sẽ giảm xuống. Nếu như bạn ngủ quá nhiều, hoạt động của tim bị ảnh hưởng, gây ra những bệnh về tim mạch như huyết áp cao, xơ vữa động mạch và tim mạch vành. Một nghiên cứu tiến hành với 72.000 phụ nữ cho thấy rằng phụ nữ ngủ 9-11 giờ mỗi đêm tăng 38% nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành so với những người ngủ 8 tiếng.

Tăng nguy cơ đột quỵ
Nghiên của các nhà khoa học Mỹ áp dụng với con số 9.000 người 50-79 tuổi cho thấy những người ngủ trên 9 tiếng mỗi ngày có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 70% so với những người có thói quen ngủ lành mạnh 7 tiếng mỗi ngày.

Cách tránh ngủ nướng vào cuối tuần và các dịp lễ
Ngủ nướng là gì? Thông thường,chúng ta sẽ ngủ nướng vào cuối tuần để bù cho thời gian ngủ không đủ trong tuần. Điều này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, nó cũng khiến việc trở lại lịch trình thức dậy để đi làm vào hôm sau thậm chí còn khó khăn hơn.
Vì vậy, để tránh việc ngủ nướng, các chuyên gia khuyên bạn nên ngủ nhiều hơn vào những ngày trong tuần với những quy tắc dưới đây:
- Tuân theo lịch trình ngủ đều đặn, hợp lý. Tránh thay đổi thời gian đi ngủ và thức dậy của bạn một cách thất thường. Hãy cố gắng hết sức để giữ lịch trình ngủ tương tự vào những ngày trong tuần và cuối tuần.
- Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn vào mỗi ngày. Tuy nhiên, không nên tập luyện quá gần giờ đi ngủ; đặc biệt là phải làm việc với cường độ cao.
- Luôn giữ phòng ngủ tối, mát mẻ và yên tĩnh. Bạn có thể sử dụng rèm cản sáng để tạo bóng tối.
- Tránh những thứ có thể gây nhiễu tâm trí như tivi, điện thoại… Nên tắt tất cả thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi ngủ (nếu có thể).
- Chọn lựa thực phẩm ăn tối cẩn thận, khoa học. Ăn nhiều và uống rượu có thể gây rối loạn dạ dày và giấc ngủ. Bạn nên tránh uống cà phê ít nhất 6 giờ trước khi ngủ vì cafein có thể khiến bạn mất ngủ.

>> Xem thêm:
9420 là gì? Lật tẩy ý nghĩa bí ẩn của con số 9420
3107 là gì? Tại sao 3107 lại được “phủ sóng” khắp mạng xã hội?
Qua bài viết trên, với những chia sẻ mayvesinhmienbac.com.vn gửi đến bạn. Vậy là bạn đã hiểu được ngủ nướng là gì và nắm được câu trả lời của câu hỏi: “Ngủ nướng có tốt không” rồi phải không nào! Hãy luôn “Ăn vừa đủ no, ngủ thật sâu” để có thể có một sức khỏe tốt và dẻo dai các bạn nhé!