sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt

Đặc điểm sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt

Làm sao để hiểu được sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt? Tháp giải nhiệt nước là một giải pháp làm mát hiệu quả trong các xưởng sản xuất công nghiệp hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực luyện kim, chế tạo máy móc. Để vận hành tháp hiệu quả người dùng cần nắm chắc được sơ đồ nguyên lý vận hành tháp và quá trình vệ sinh tháp.

sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt
Tháp tản nhiệt có nhiều công suất làm việc khác nhau

Tháp giải nhiệt là gì?

Tháp tản nhiệt là thiết bị công nghiệp có khả năng giải nhiệt cao, thường được lắp đặt ở các không gian rộng lớn có thể là ở trên tầng thượng hay cánh đồng lớn. Tháp vận hành bằng cách chuyển lượng nhiệt dư thừa của nước ra ngoài khí quyển thông qua hoạt động bay hơi của nước vào không khí. Nhờ vậy, lượng nước bên trong tháp được làm mát đáng kể và cúng được đưa tới để giải nhiệt cho hệ thống máy móc trong nhà xưởng hay điều hòa không khí ở các trung tâm thương mại.

Tháp giải nhiệt cooling tower được phân chia thành nhiều loại khác nhau:

– Dựa theo hình dáng thiết kế: tháp hạ nhiệt tròn và tháp hạ nhiệt vuông

– Dựa theo cơ chế tuần hoàn nước: tháp giải nhiệt không tuần hoàn, tháp giải nhiệt kín và tháp làm mát tuần hoàn hở

– Dựa theo nguyên lý làm việc: tháp giải nhiệt đối lưu tự nhiên và tháp tản nhiệt đối lưu cơ học.

Sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt vận hành:

Khi nhìn vào sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt, thật khó để người dùng có thể nhận biết được nguyên lý làm việc; đôi khi chỉ những kỹ thuật viên chuyên nghiệp được đào tạo bài bản mới có thể thực hiện tốt công việc này. Về cơ bản dù là tháp giải nhiệt của thương hiệu Tashin hay Kumisai thì sơ đồ nguyên lý làm việc của tháp tương đối giống nhau.

sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt
Nguyên lý vận hành tháp làm mát

Lúc đầu, nước mát sẽ đi qua hệ thống các thiết bị máy móc trong nhà xưởng cẩn giải nhiệt, nguồn nước này sẽ nóng lên vì nhiệt lượng máy tỏa ra sẽ truyền sang nước. Sau đó, nguồn nước nóng này sẽ được dẫn đến hệ thống tháp giải nhiệt.
Theo như nguyên tắc làm việc của tháp làm mát, nước nóng sẽ được rải đều từ trên xuống dưới, qua tấm tản nhiệt. Lúc này, bộ phận cửa nạp khí và cánh quạt ở phía trên sẽ hút hơi nóng bay lên cao, còn lại đi xuống là nước đã được làm mát.

Khi đã được làm mát, nước sẽ tiếp tục đi theo bơm vào lại hệ thống làm mát máy móc để tạo thành vòng tuần hoàn liên tục.

Trong quá trình hạ nhiệt, một lượng nước nóng sẽ bị tiêu hao nên tháp giải nhiệt cần có sẵn một đường châm nước tự động và một lỗ xả tràn. Vì lượng nước đưa vào hệ thống tháp chưa được xử lý kỹ càng nên chứa nhiều tạp chất đòi hỏi người dùng cần phải thường xuyên vệ sinh và bảo dưỡng.

Công dụng của tháp hạ nhiệt trong cuộc sống

tháp giải nhiệt
Nâng cao hiệu quả làm việc và tăng doanh thu cho doanh nghiệp

Thiết bị máy móc trong nhà xưởng làm việc sẽ sinh ra nguồn nhiệt lớn khiến cho dầu, nhớt bôi trơn các chi tiết nhanh hết, các bộ phận ma sát nhiều hơn khiến động cơ nóng,….dễ hỏng hóc. Để giải quyết vấn đề này thì chủ doanh nghiệp nên chọn lựa cho xưởng sản xuất của mình một model tháp giải nhiệt. Với công suất làm việc cao, thời gian làm mát nhanh, đảm bảo cho máy móc vận hành ổn định, tạo điều kiện để tăng năng suất lao động, đem lại nguồn lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

Tháp giải nhiệt công nghiệp được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực chế tạo, lắp ráp linh kiện

Kéo dài tuổi thọ máy móc và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng

Với hiệu quả làm mát cao, tháp giải nhiệt còn giúp máy móc trong nhà xưởng nâng cao hiệu quả sản xuất và tuổi thọ của máy. Bên cạnh đó cũng giúp hạn chế được các sự cố hỏng hóc không đáng có xảy ra, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng thường xuyên

Hướng dẫn vệ sinh tháp tản nhiệt công nghiệp

Bước 1: Đầu tiên, bạn cần tắt máy bơm trước khi tiến hành bảo trì, vệ sinh tháp giải nhiệt.

Bước 2: Giữ lại một lượng nước nhất định bên trong tháp để hòa tan hóa chất tẩy rửa chuyên dụng. Người dùng cần sử dụng hóa chất tẩy rửa chuyên dụng để không làm hư hại tới các linh kiện tháp giải nhiệt và sức khỏe người dùng. Sau khi thực hiện thao tác đổ hóa chất bạn cần mở các vấn trong tháp và đường ống sau đó bơm nước lên để hóa chất có thể chạy tuần hoàn giúp rửa sạch các chất bẩn cũng như cặn canxi, magie,…

Bước 3: Người dùng cần trung hòa chất tẩy rửa bên trong tháp trước khi xả nước ra ngoài môi trường để không gây hại đến môi trường. Bạn cho nước chạy tuần hoàn trong đường ống rồi rồi dùng quỳ tím để thử độ pH của nước, nếu trung tính thì hệ thống đã đảm bảo yêu cầu và bạn có thể xả hóa chất.

tháp giải nhiệt
Xử lý, loại bỏ rong rêu, vi sinh vật phát triển bên trong tháp

Bước 4: Tháo hệ thống ống phân phối nước để tiến hành vệ sinh, loại bỏ chất bẩn rồi lắp lại như lúc đầu

Bước 5: Kiểm tra hệ thống điện năng để hạn chế cháy nổ, đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành tháp

Bước 6: Vận hành thử tháp sau khi vệ sinh để đảm bảo tháp giải nhiệt không gặp phải bất kỳ sự cố hỏng hóc nào.

Lưu ý nhỏ cho bạn sau 6 tháng vận hành, bạn cần thay dầu và vệ sinh hệ thống để đảm bảo lượng dầu trong tháp không bị hao hụt để đem lại hiệu quả giải nhiệt cao.

Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đây về sơ đồ nguyên lý tháp giải nhiệt sẽ hữu ích đối với bạn. Đây là một trong những giải pháp làm mát hiệu quả mà các doanh nghiệp không nên bỏ qua, người dùng nên chọn lựa sản phẩm đến từ các thương hiệu nổi tiếng như Tashin, Liang Chi, Kumisai,… để đạt hiệu quả làm mát tốt nhất. Mọi thắc mắc cần giải đáp về tháp giải nhiệt công nghiệp vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp miễn phí và chính xác nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *