Tầm quan trọng của hệ thống khí y tế trong bệnh viện

Khí y tế là một hệ thống không thể thiếu trong bệnh viện và là một hệ thống cực kỳ quan trọng trong công tác điều trị cho bệnh nhân. Vậy hệ thống khí y tế là gì? Để hiểu rõ hơn, chúng tôi mời bạn đọc cùng tìm hiểu một số thông tin và tầm quan trọng của hệ thống khí y tế trong bệnh viện qua bài viết dưới đây.

Hệ thống khí y tế là gì?

Hê thống khí y tế ( Viết tắt của tiếng Anh là MGPS – Medical Gas Pipeline System) – là hệ thống phân phối các loại khí y tế từ nguồn cấp là các máy nén khí y tế, thông qua hệ thống đường ống dẫn đến bệnh nhân/nhân viên y tế tại nơi sử dụng các thiết bị ngoại vi.

Tầm quan trọng của hệ thống khí y tế trong bệnh viện

Hệ thống khí y tế chính là bộ mặt, là lá phổi của bệnh viện
Hệ thống khí y tế chính là bộ mặt, là lá phổi của bệnh viện

Đối với y học hiện đại ngày này, hệ thống khí y tế chính là bộ mặt, là lá phổi của bệnh viện, nó giúp cho việc điều trị cho bệnh nhân nhanh hơn, hiệu quả hơn, an toàn hơn và tốn ít thời gian hơn. Có thể hiểu nếu môi trường phòng khám, bệnh viện nếu bị ô nhiễm sẽ khiến bệnh nhân cũng như người nhà cảm thấy ngột ngạt là nguyên nhân dẫn đến các chứng nhiễm trùng sau phẫu thuật lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe, tiền bạc của bệnh nhân và người nhà đồng thời cũng dễ mắc những bệnh truyền nhiễm.

Bởi vậy, một hệ thống khí y tế sạch  đảm bảo tốt nhất sức khỏe bệnh nhân được xem là quan trọng nhất. Ngoài ra, hệ thống khí này đối với các ca mổ còn có ý nghĩa rất lớn giúp tăng khả năng thành công khi tiến hành phẫu thuật.

Một số công nghệ khử khuẩn không khí đang áp dụng tại Việt Nam

Có thể nói, hệ thống khí sạch trong phòng mổ rất quan trọng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của bệnh nhân. Hiện có rất nhiều công nghệ khử khuẩn không khí đang áp dụng tại Việt Nam và như công nghệ sử dụng màng lọc Hepa, công nghệ sử dụng than hoạt tính, công nghệ sử dụng ion dương, ion âm, ion plasma, ô zôn, H2O2, clođiôxít phun sương hoá chất, đèn cực tím, tạo áp lực dương, áp lực âm, sơn titan oxit và công nghệ quang hoá xúc tác (PCO):

có thể kết hợp một hoặc nhiều phương pháp khử khuẩn không khí để nâng cao hiệu quả
Có thể kết hợp một hoặc nhiều phương pháp khử khuẩn không khí để nâng cao hiệu quả

– Bộ lọc khí vi cấp Hepa: Quạt hút hút không khí qua màng lọc hepa, các hạt bụi được giữ lại trên màng lọc và không khí sạch đi qua màng lọc được trả ra ngoài môi trường bộ lọc này có thể giữ được 99,9% các hạt ô nhiễm có đường kính 0,3 micron, đảm bảo không khí bên trong phòng mổ sạch tối đa.

– Màng lọc than hoạt tính: Sử dụng màng lọc có chứa các hạt than hoạt tính ở phương pháp này lọc được các hợp chất hữu cơ, mùi, khói nhưng màng lọc hay bị tắc nghẽn.

– Sử dụng ion (âm, dương, plasma): Tạo ion âm, dương, plasma bao phủ bề mặt chất bẩn và hút về phía máy có điện tích trái chiều, nhằm loại bỏ được bụi, vi khuẩn, vi rút, khử trùng tại các vị trí khuất của phòng.

– Ôzôn/H2O2/ clođioxit: Loại bỏ vi khuẩn, vi rút, một số chất hữu cơ bay hơi, khử trùng tại các vị trí khuất của phòng mổ.

– Phun sương hóa chất: Khử trùng các vị trí khuất của vật dụng, giường mổ, thiết bị y tế, vách tường phòng mổ… những vị trí mà nhân viên vệ sinh không thể vệ sinh hết được.

– Đèn cực tím: Tạo ra tia UV diệt vi khuẩn, vi rút trong không khí ở các vị trí khi được bật đèn.

– Áp lực dương, áp lực âm: Lọc không khí giữ lại các hạt lớn hơn kích thước màng lọc và tạo áp lực dương để tránh không khí ô nhiễm khuếch tán vào phòng sạch hoặc tạo áp lực âm tránh không khí ô nhiễm trong phòng khuếch tán ra bên ngoài.

– Sơn TiO2: Sơn TiO2 lên tường phòng bệnh khi không khí va chạm vào tường sẽ bị tiêu diệt vi khuẩn.

– Hệ thống quang hoá xúc tác PCO: Sử dụng bước sóng ngắn và chất xúc tác(thường là TiO2).

Để có một môi trường “sạch” cho phòng mổ, các cơ sở y tế có thể kết hợp một hoặc nhiều phương pháp khử khuẩn không khí để nâng cao hiệu quả xử lý.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu thêm về tầm quan trọng của hệ thống không khí y tế. Cám ơn các bạn đã theo dõi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *