Trong lịch dương và lịch âm có những cách gọi tên các tháng khác nhau khiến nhiều người dễ bị nhầm lẫn. Bởi thế mà nhiều người không biết tháng Chạp là tháng mấy dương lịch, tháng Giêng là tháng nào. Mayvesinhmienbac.com.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về 2 tháng quan trọng trong năm này với bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu tháng Chạp là tháng nào và tháng Giêng là tháng mấy
“Tháng Chạp là tháng trồng khoai/ Tháng Giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà…” là những câu thơ dân gian chắc hẳn đã quen thuộc với rất nhiều người. Tháng Chạp và tháng Giêng đều là tên gọi của các tháng trong năm. Bạn đã biết đó là những tháng nào trong dương dịch chưa?

Trong năm, tháng Chạp là tháng mấy dương lịch?
Tháng Chạp là tên gọi người Việt ta dùng để chỉ tháng 12 âm lịch vì thế nếu nhắc đến tháng Chạp cũng tức là nhắc đến thời điểm tháng cuối cùng trong một năm. Vậy tại sao tháng 12 âm lịch lại được gọi là tháng Chạp?
Theo lý giải của các nhà nghiên cứu thì sở dĩ chữ Chạp được bắt nguồn từ chữ “lạp” trong tiếng Hán. Bởi vì trong lịch sử nước ta đã từng có thời gian bị phong kiến phương Bắc đô hộ nên chịu ảnh hưởng không ít từ văn hóa Trung Quốc.
Chữ “lạp” trong văn hóa Trung Quốc có nghĩa là Lạp Nguyệt – lễ tế thần vào dịp cuối năm (tính theo âm lịch). Văn hóa nước ta thì những tháng cuối năm cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ lạt, cúng bái. Ngày giỗ tại Việt Nam thường được gọi là “giỗ chạp” nên có lẽ vì thế là từ “chạp” được sử dụng phổ biến và tháng Chạp cũng xuất phát từ đây.
Là một đất nước trọng tình, truyền thống uống nước nhớ nguồn nên người dân Việt Nam rất coi trọng công việc thăm nom, chăm sóc các phần mộ cha ông, tổ tiên trong những ngày cuối năm. Dù tháng Chạp là tháng mấy dương lịch thì cũng đều là tháng quan trọng trong tín ngưỡng dân tộc và cũng là khoảng thời gian cố gắng hoàn tất mọi công việc, trở về đoàn viên bên gia đình.

Vậy tháng Giêng là tháng mấy dương lịch?
Tháng Giêng là tên gọi khác của tháng 1 theo năm âm lịch (tại các nước phương Đông sử dụng lịch âm). Theo lý giải thì chữ “Giêng” bắt nguồn từ chữ “Chính” trong tiếng Hán bởi vì người Trung Quốc thường gọi tháng 1 là “Chính nguyệt”.
Khi chuyển từ tiếng Hán sang tiếng Nôm thì chữ “chính” có vần “iêng”, từ “nguyệt” có nghĩa là tháng. Cũng từ đó mà tên gọi tháng Giêng xuất hiện tại nước ta để thay cho tháng 1 âm lịch hàng năm.
Tháng Giêng và tháng Chạp tính theo âm lịch và thường chậm 1 – 2 tháng so với lịch dương. Vì thế, tháng Chạp thường rơi vào cuối tháng 12 – tháng 1 dương lịch, tháng Giêng sẽ tiếp nối ngay sau khi tháng Chạp kết thúc.
Tháng Chạp và tháng Giêng có gì đặc biệt?
Bên cạnh câu hỏi tháng Chạp là tháng mấy, tháng Giêng là tháng nào thì những ngày quan trọng của 2 tháng này cũng được nhiều người chú ý. Đối với dân tộc ta thì tháng Chạp và tháng Giêng là khoảng thời gian quan trọng và có ý nghĩa rất lớn.

Tháng Chạp là tháng cuối cùng, kết thúc 1 năm trong khi tháng Giêng là khởi đầu. Trong tháng Giêng và tháng Chạp có nhiều ngày quan trọng như:
-
Ngày “Ông Công ông Táo” – 23 tháng Chạp
Đây là một trong những ngày quan trọng nhất dịp cuối năm và là nét đẹp trong văn hóa được gìn giữ bao đời nay. Trong ngày 23 tháng Chạp, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị lễ cúng đưa ông Táo về chầu trời, báo cáo công việc dưới hạ giới trong một năm. Phần lễ cúng này có thể thay đổi tùy theo điều kiện của gia đình cũng như văn hóa địa phương nhưng bắt buộc phải có cá chép.
-
Ngày tất niên
Tất niên là ngày 29 hoặc 30 tháng 12 âm lịch còn tùy thuộc tháng Chạp năm đó là tháng thiếu (có 29 ngày) hay tháng đủ (có 30 ngày). Trong ngày này, mọi người quây quần bên nhau cúng tất niên và chào đón giờ phút giao thừa sang năm mới (giao thừa còn được gọi là sang canh).
-
Tết Nguyên đán
Sau đêm giao thừa sẽ là 3 ngày tết Nguyên đán (mùng 1, 2, 3 tháng Giêng). Trong năm thì 3 ngày đầu tiên này rất quan trọng và nhiều người tin rằng đầu năm thuận lợi thì cả năm sẽ gặp may mắn và thành công.

-
Rằm tháng Giêng
Rằm tháng Giêng là tháng mấy cũng dành được sự quan tâm của rất nhiều người. Theo quan niệm của người Việt thì lễ cả năm không bằng rằm tháng Giêng đã cho thấy sự quan trọng của ngày này. Rằm tháng Giêng là ngày 15 tháng 1 âm lịch và thường được gọi là tết Nguyên tiêu.
Tại sao tháng 12 âm lịch lại là tháng “Củ mật”?
Ngoài câu hỏi tháng Chạp là tháng mấy dương dịch thì nhiều người còn rất băn khoăn không hiểu tại sao tháng Chạp lại là tháng “Củ mật”. Thực tế, củ mật không phải là tên của bất cứ loại củ nào mà là một từ Hán Việt. Theo đó, “củ” có nghĩa là kiểm tra, kiểm soát còn “mật” nghĩa là cần mật, cẩn trọng.
Người xưa nói tháng Chạp là tháng Củ mật bởi vì tháng cuối năm thường là tháng làm ăn tích cực, thu hoạch nhiều thành quả nhất. Những người lương thiện vì làm việc mệt mỏi nên dễ rơi vào trạng thái mất cảnh giác khiến cho kẻ gian nhân cơ hội để thực hiện trộm cắp tài sản. Do vậy, trong tháng Củ mật mọi người cần cẩn trọng, cảnh giác để tránh bị “mất tiền oan” hoặc các tai họa có thể xảy đến.

Tháng Chạp nên làm gì, tránh làm gì?
Một số điều cần kiêng kị
- Tháng Chạp là tháng cuối cùng của năm, theo quan niệm là “ngày cùng tháng tận” nên tránh gây mâu thuẫn, tạo điều tiếng thị phi, tranh chấp,…
- Tránh để nhà cửa bừa bãi khiến cho nấm mốc phát triển, tà khí xâm nhập vào nhà, phát sinh bệnh tật. Hơn nữa, nhà cửa bừa bộn sẽ tạo cảm giác mọi công việc ngổn ngang, dang dở.
- Hạn chế vay mượn trong ngày Rằm tháng Chạp vì theo quan niệm xưa, vay tiền vào ngày này dễ trở thành khoản nợ lớn. Nó vừa ảnh hưởng đến vận trình tài lộc năm mới vừa khiến cho việc kiếm tiền khó khăn hơn, dễ thua lỗ, nợ nần.
- Đừng tham tiền rơi ngoài đường vì đây thường là tiền cúng lễ người ta rải để loại bỏ vận xui. Do đó, chúng ta không nên nhặt lại vận xui của người khác nếu như không muốn những điều xui xẻo sẽ theo tới bạn.

Một số việc nên làm trong tháng Chạp
Trong những ngày cuối cùng của năm, bạn và gia đình có thể làm một số việc dưới đây:
- Cố gắng hoàn thành các công việc trong năm để có được khởi đầu năm mới thuận lợi hơn, tâm lý thoải mái sẽ giúp mọi việc hanh thông hơn.
- Lên kế hoạch cho năm mới với các mục tiêu rõ ràng và cụ thể. Điều này sẽ giúp bạn có được phương hướng phấn đấu và dễ dàng đạt được các mục tiêu hơn.
- Thu dọn nhà cửa gọn gàng có thể thay mới các đồ dùng đã cũ, trang trí nhà cửa,… Không gian sạch sẽ, thông thoáng sẽ tạo cảm giác ấm áp, thư thái, đón chào năm mới với nhiều điều tốt lành hơn.
- Thăm viếng mộ ông bà, tổ tiên để tỏ tấm lòng thành kính, biết ơn đối với những thế hệ đi trước. Thông thường, tạ mộ thường diễn ra từ ngày 23 tháng Chạp cho đến chiều tất niên.
Vừa rồi là những thông tin mà mayvesinhmienbac.com.vn tổng hợp được giúp bạn rõ hơn về câu hỏi tháng Chạp là tháng mấy, tháng Giêng là tháng mấy. Hy vọng những bài chia sẻ này hữu ích với bạn, nhất là khi những ngày cuối năm đang đến gần hơn.