Thấu hiểu về cấu tạo tháp giải nhiệt là yêu cầu quan trọng để công nhân nhân viên có thể vận hành thiết bị hiệu quả, tránh nguy cơ phát sinh sự cố khó lường. Tuy vậy, thực tế sử dụng cho thấy không ít người dùng hiện nay đều chưa thực sự hiểu rõ về đặc điểm các bộ phận cấu thành thiết bị này để khai thác được hết khả năng làm việc của tháp.
Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với quý khách một số thông tin cần biết về cấu tạo của tháp giải nhiệt nước. Hy vọng nhờ vậy quý khách sẽ có được cái nhìn toàn diện hơn về thiết bị này để sử dụng, bảo quản tháp hạ nhiệt đúng cách.
Tháp giải nhiệt nước là gì?
Tháp làm mát nước là thiết bị được sử dụng tại nhiều doanh nghiệp để làm giảm nhiệt độ của nước bằng cách tận dụng sự trao đổi nhiệt giữa nước và không khí qua hình thức bay hơi. Kết quả là phần nước còn lại trong hệ thống được làm mát đáng kể và được đưa tới để giải nhiệt cho máy móc trong nhà xưởng, văn phòng. Thiết bị gồm các bộ phận chính là:
– Khung và thân tháp
– Khối đệm (còn được gọi là tấm tản nhiệt)
– Bể nước lạnh
– Tấm lưới xám, bộ phận khí vào
– Vòi phun – ống phun
– Quạt.
…

Đặc điểm các bộ phận cấu tạo tháp giải nhiệt công nghiệp
– Khung và thân vỏ tháp: phần lớn tháp hạ nhiệt hiện nay có kết cấu khung bên trong hỗ trợ cho phần thân bao bên ngoài. Vỏ tháp được làm bằng chất liệu sợi thủy tinh và một loại keo kết dính đặc biệt, có khả năng chịu nhiệt và chịu va đập tốt, chống gỉ sét, không bám rong rêu và vi sinh vật. Đặc biệt, vỏ ngoài tháp được trải qua một quá trình quang hóa đặc biệt nên có bề mặt trơn bóng, chống được bức xạ cực tím, có độ bền dài lâu cùng thời gian.
– Khối đệm: làm bằng vật liệu nhựa PVC, nhựa PP hoặc gỗ, có nhiệm vụ hỗ trợ trao đổi nhiệt nhờ tối đa hóa khả năng tiếp xúc giữa nước và không khí. Trong tháp giải nhiệt cooling tower, khối đệm được chia thành các loại là: khối đệm dạng phun, khối đệm dạng màng và khối đệm dạng màng ít bị tắc. Dù có thiết kế, cấu tạo không giống nhau nhưng phụ kiện tháp giải nhiệt này đều có chung công dụng là cải thiện hiệu quả trao đổi nhiệt giữa nước và không khí bên trong tháp.
Xem thêm:
Tháp giải nhiệt gió – Cấu tạo, đặc điểm nổi bật & ứng dụng
Kinh nghiệm chọn mua tháp giải nhiệt tại Đà Nẵng chất lượng nhất
– Bể chứa nước lạnh: được đặt gần hoặc tại đáy tháp, có nhiệm vụ nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm trong tháp. Bể chứa nước lạnh thường được thiết kế một bộ phận thu nước để nối xả nước lạnh.
– Lưới xám – tấm chắn nước: trong cấu tạo tháp giải nhiệt, đây là phụ kiện rất quan trọng. Tấm lưới xám có nhiệm vụ là ngăn cản nước bắn ra ngoài không khí, giảm thất thoát nước trong quá trình tháp giải nhiệt công nghiệp hoạt động.
– Quạt tháp giải nhiệt: bao gồm quạt hướng trục và quạt ly tâm, có nhiệm vụ thông gió trong tháp hạ nhiệt để làm mát nước tuần hoàn của hệ thống.
– Vòi phun: có tác dụng làm ướt khối đệm, phân phối nước đồng đều ở mặt trên của khối đệm để trao đổi nhiệt với không khí.
– Các bộ phận khác: cửa không khí vào, động cơ, thang,…
Trên đây là thông tin cơ bản về cấu tạo tháp giải nhiệt công nghiệp, hy vọng sẽ hữu ích với quý khách.